Nhắc đến nhà thờ Ninh Bình, người ta hay nghĩ tới nhà thờ đá Phát Diệm, cố đô Hoa Lư, ít người biết được rằng, sâu trong các vùng hẻo lánh, còn có các nhà thờ nho nhỏ nằm dưới chân những ngọn núi. Nơi đây có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành - đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn. Nhà thờ (Đan viện) Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông và cây cối bao quanh.
Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.
Cùng tham gia xây dựng Đan viện còn có kiến trúc sư chính là một vị linh mục trong Đan viện. Cha Placiđô Trương Minh Trạch chưa từng học qua trường lớp kiến trúc hay xây dựng nhưng ông tự mình nghiên cứu và mày mò thiết kế xây dựng nhà thờ.
Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh.
Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng.
Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh "chạm thủng" họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.
Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, và hiện tại cấc Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.
Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.
Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga
Nhà nhỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.
Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (Nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.
Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường
Nếu nói về "Của Lạ" trong tự nhiên thì có lẽ là Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vấn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa
Tượng đài Đức Mẹ - một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013
Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.
Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng Xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.
Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.
Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.
Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.
Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người...!
Cùng tham gia xây dựng Đan viện còn có kiến trúc sư chính là một vị linh mục trong Đan viện. Cha Placiđô Trương Minh Trạch chưa từng học qua trường lớp kiến trúc hay xây dựng nhưng ông tự mình nghiên cứu và mày mò thiết kế xây dựng nhà thờ.
Ông không thiết kế cụ thể trên bản vẽ như những kiến trúc sư khác mà tất cả chỉ hình dung trong trí óc. Từng đường nét, từng viên gạch đã được hình thành dần dần trong trí tưởng tượng và ông đã chỉ bảo rất chi tiết cho những người thợ xây dựng nên. Trong cuộc đời cha Placiđô (khi đó là một vị tu sĩ trẻ), ngôi nhà thờ Châu Sơn là kiệt tác đã được ông dồn hết tâm huyết để kiến tạo nên.
Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh.
Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch - là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. "Vỏ bọc" Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.
Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.
Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng.
Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh "chạm thủng" họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.
Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.
Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).
Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, và hiện tại cấc Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.
Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.
Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga
Nhà nhỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.
Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (Nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.
Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường
Nếu nói về "Của Lạ" trong tự nhiên thì có lẽ là Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vấn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa
Tượng đài Đức Mẹ - một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013
Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.
Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng Xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.
Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.
Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.
Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.
Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người...!
Bài đăng bởi: Giuse Đặng Văn Thông
Nguồn tin: Svhunghoa.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét